Lá chanh thái

0
2
Video lá trúc

Người dân của vùng Bảy Núi, An Giang chắc hẳn sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì về cây trúc hay còn gọi là chanh thái. Thông thường, các bà nội trợ sẽ sử dụng lá chanh thái để rắc lên các món ăn như thịt gà luộc, gỏi hoặc làm gia vị chấm kèm với muối ớt .Lá có hương vị rất đặc biệt, kích thích mạnh khứu giác nên lá chanh được xem là một loại gia vị quen thuộc đối với người dân. Tuy nhiên nhiều người lại không biết lá chanh thái là gì và có công dụng như thế nào? Vậy mời các bạn cùng tham khảo bài viết phía bên dưới nhé!

Lá chanh thái để ráo nước chuẩn bị gửi cho khách hàng

Lá chanh thái là gì?

Tên khoa học

Cây chanh thái còn được biết đến với nhiều tên gọi và tùy vào vùng miền, địa phương sẽ có những tên gọi khác nhau. Ở miền Tây, vùng An Giang lại được gọi với tên thân thương là cây trúc hoặc chúc. Tên tiếng Anh là Kieffer. Còn ở Thái Lan cây chủ yếu được gọi với tên Makrut. Pháp danh hai phần là Citrus hystrix. Cây chanh thái thuộc chi cam chanh, cùng họ với chanh rừng. Cây thuộc một loài bản địa của Lào, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Đặc điểm lá chanh thái

Cây chanh thái là cây thân gỗ, có độ cao từ nhỏ đến trung bình. Khi cây trưởng thành, độ cao có thể lên đến từ 2m đến 10m. Thân cây có nhiều gai ngang, mầm không xanh. Lá cây xoan xoan thuôn hay ngọn giáo, mép khía răng hay nguyên, chóp tròn hay lõm, tuy nhiên có khi nhọn, màu xanh thẫm thùy kép, mọc đối, cuống lá có cánh rất rộng. Lá này có điểm đặc biệt là đoạn giữa thắt eo lại, thấy gõ cọng gân lá, rồi lại tiếp tục nở ra, lớn gần bằng phần đầu nên hình lá gần tương tự số 8 nên còn được gọi với tên “lá chanh số 8, lá có tinh dầu, mùi thơm nồng. Cây ra hoa quanh năm, hoa của cây chanh thái nhỏ, có màu trắng hay vàng vàng, xếp thành chùm hay bó ngắn ở nách lá, cánh hoa cao 7-10mm, nhịn 24-30, rời. Quả chanh thái hình tròn, có lớp vỏ sần sùi, màu xanh lục, khi chính ngả sang vàng và vỏ chanh khá dày, thịt quả màu vàng xanh, múi lớn như múi quýt, nước giống nước cốt chanh ta nhưng ít nước, có vị thơm nồng, the và rất chua.

Lá chanh thái

Cây chanh thái phân bố ở đâu

Cây chanh thái hiện được trồng rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều và được trồng ở làng Ba Chúc, vùng Bảy núi, An Giang.Tuy nhiên hiện nay, cây chanh trúc chỉ còn mọc rải rác ở một số xã có đông người Khmer sinh sống, thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc vẫn có thể phát triển tốt.

Tính vị:

Lá chanh thái có vị the giống như lá chanh ta nhưng thơm nồng và gắt hơn.

Bộ phận được sử dụng và cách bảo quản

Trong đó bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây chanh thái là lá và quả. Lá chanh thái tươi bạn có thể cho vào túi zip bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh hoặc đem phơi khô để sử dụng cho những lần sau.

Công dụng của lá chanh thái

Đối với sức khỏe

  • Nấu nước tắm: Lá chanh thái, lá sả gừng sẽ mang đến hương thơm dịu nhẹ, tươi mát cho làn da, giúp không gian nhà tắm được trong lành. Khi tắm lấy một ít xác lá chanh thái chà nhẹ lên người sẽ để lại mùi hương tự nhiên, dịu mát. Đặc biệt là khi có làn da nhạy cảm, bạn nên dùng thử một ít trên vùng da nhỏ để tránh bị dị ứng nhé!
  • Chữa trị sốt rét : Bạn lấy 100g lá chanh rửa sạch thái nhỏ ngâm cùng với 100ml rượu 30 độ, rồi đem phơi sương một đêm. Hỗn hợp này được uống vào lúc sáng sớm, uống từ 3-5 ngày liền
  • Trị sâu quảng: Nguyên liệu cần có lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, hái tất cả khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, đem rửa sạch để khô, thái nhỏ rồi trộn đều lại. Đem tất cả gói vào lá chuối, sau đó mang đi hơ nóng trên lửa, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 1 ngày mới mở và thay miếng khác.
  • Trị ho gà: Dùng lá chanh tươi sắc với vài lát gừng, thêm đường nêm nếm cho đủ ngọt rồi uống dần.
  • Trị nhức đầu,cảm lạnh, giải cảm: Nấu một nồi nước cùng với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần, cho thêm bạc hà vái nhánh se, tép tỏi vào. Xông hơi với hỗn hợp nước lá trên sẽ giúp bạn đánh tan cơn đau nhức đầu và chứng cảm lạnh sẽ mau chóng biến mất. Hoặc bạn có thể dùng các khác như lấy 16g lá chanh, 4-6g tỏi, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ tươi 16g nấu cùng 450ml nước đem sắc uống, sau đó đắp chăn toàn thân để cho ra mồ hôi.
  • Giải nhiệt cơ thê,làm mát gan: Bài thuốc này cần có 12g lá chanh khô, lá gai khô và lá cối xay mỗi loại 12g. Đem hỗn hợp này sắc lấy nước uống. Ngày uống 2 bữa : sáng và sau khi ăn tối. Kiên trì uống trong 2 tuần bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi.
  • Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi: Khi cảm mà cơ thể không toát mồ hôi thường lâu khỏi và hay để lại biếng chứng. Bạn cần phải để cơ thể toát ra mồ hơi mới có thể thải độc được. Bạn chuẩn bị 10g lá chanh tươi cùng với ít nước đem sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Trị hen phế quản: Lấy 35g lá chanh khô, 15g dây tơ hồng. Đem 2 loại trên sao vàng, cùng với nước sắc lấy nước uống, Dùng liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2 đến 3 lần.
  • Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Nguyên liệu cần có lá chanh, tinh tre mỗi loại 10g, lá gai tầm xoong 8g. Đem tất cả phơi khô, sau đó mang đi đập nhuyễn, tán bột. Đắp lên vết mụn nhọn rồi băng lại để trong 8-10 phút. Mỗi ngày làm 2 lần sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng do vết mụn gây ra

Đối với ẩm thực:

Được dùng để làm gia vị nêm nếm trong các món ăn. Lá chanh thái có vị the, thơm nồng và gắt hơn lá chanh ta nên chúng được dùng nhiều trong các món ăn dưới các phương pháp chế biến khác nhau như xào, trộn cùng salad, nấu lẩu hoặc cà ri… Lá chanh thái có thể được sử dụng khô hoặc tươi tùy theo mục đích và cách chế biến. Và những bà nội trợ thường cho rằng lá chanh thái chính là sự kết hợp hương vị giữa lá chanh ta và lá bưởi non. Đặc biệt là lá chanh thái dù nấu lâu cũng không bị mất hương và không bị đắng.Sau đây là một số món ăn có sự góp mặt của lá chanh thái:

Lá chanh thái
  • Khi nấu các món soup thái hoặc cà ri,bạn nên sử dụng nguyên lá để nấu hoặc có thể cắt nhỏ hoặc thái sợi ra sẽ làm tăng hương vị của món ăn, giúp món ăn thêm đậm đà, thơm ngon.
  • Khi làm các món salad, chúng ta nên lưu ý là sử dụng lá chanh thái tươi, chọn những lá còn non. Vì những lá già sẽ có phần gân và cuống lá có vị hăng và đắng
  • Lá chanh thái còn được nấu với cơm , khi nấu cơm cho vào nồi một vài lá sẽ làm cho cơm có mùi hấp dẫn bởi trong lá chanh thái có chứa tinh dầu đặc trưng.
  • Khi ướp thịt lợn, thịt cừu, bò hoặc thịt gà có thể cho lá chanh thái cắt sợi ướp cùng nước sốt có tác dụng khử tanh.
  • Các món như thịt gà luộc, hấp hoặc các loại hải sản hấp như nghêu, ốc, sò, các món xào lăn như lươn, ếch,.. chỉ cần rắc lá chanh thái sợi lên sẽ làm cho món ăn trở nên hấp dẫn với hương thơm ngào ngạt.
  • Ngoài ra lá chanh thái còn được dùng để làm siro.

Đối với đời sống:

Trong dân gian, lá chanh thái còn được người dân dùng để khử khuẩn ao nuôi cá bằng cách lấy lá giã nát rồi cho xuống đáy ao.

Qua bài viết trên hi vọng có thể giúp bạn tìm hiểu được lá chanh thái là gì và công dụng ra sao. Lá chanh thái không những được xem là một loại gia vị không thể thiếu đối với ẩm thực mà còn là một loại thảo dược quý. Tuy nhiên các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn khi sử dụng lá chanh thái làm thuốc chữa bệnh để có được sự an toàn, tránh những tác hại không mong muốn.

SHARE
Previous articleGà ác nấu gì ngon? 06 món gà ác để tẩm bổ dành cho gia đình
Next articleCách làm cơm chiên Dương Châu vàng, giòn ngon, chuẩn vị
Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là Lan Hương. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Hai năm kinh nghiệm viết bài về ẩm thực, món ngon. Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực của Việt Nam. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và các món ăn, các làm và lưu lại các công thức làm món ăn. Mình là một biên tập viên của Món ngon vùng miền. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài tìm hiểu để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực giúp mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: lanhuong@monngonvungmien.net