Ăn dứa có tác dụng gì? 15 công dụng của trái thơm khiến bạn bất ngờ

0
2
Video trái thơm

1. Công dụng của trái thơm: Tác dụng chống viêm

ăn thơm có tác dụng gì

Ăn khóm có tác dụng gì? Một trong những lợi ích nổi bật của quả thơm là khả năng giảm viêm các khớp và cơ, đặc biệt là các chứng viêm khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.

Nguyên nhân là do quả thơm có chứa một loại enzyme proteolytic tương đối hiếm có tên là bromelain. Bromelain đã được chứng minh tác dụng chống viêm đáng kể, làm giảm sưng trong các tình trạng viêm như viêm xoang cấp tính, viêm họng, viêm khớp, gout và tăng tốc độ phục hồi sau chấn thương và phẫu thuật. Nhờ đó, ăn thơm có tác dụng trong việc giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp ở nhiều người.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn dứa có tác dụng gì? Thêm quả dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn củng cố sức khỏe miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi thơm là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do. Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào, có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

3. Tác dụng của dứa tốt cho mô và tế bào

Lợi ích của quả thơm
Lợi ích của quả thơm: Thơm tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể. Collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương.

Ăn khóm có tác dụng gì đối với mô và tế bào? Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời, bổ sung thêm dứa vào chế độ ăn có thể giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

4. Công dụng của trái thơm: Phòng ngừa ung thư

Không chỉ chứa nhiều vitamin C, thơm còn giàu các chất chống oxy hóa khác, bao gồm: vitamin A, beta-carotene, bromelain, các hợp chất flavonoid khác nhau và hàm lượng mangan cao. Đây là một chất kết hợp quan trọng với superoxide dismutase, một loại chất ăn mòn tự do cực mạnh, có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư khác nhau. Do đó, thơm có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư miệng, ung thư cổ họng và ung thư vú.

Chỉ ăn dứa không đảm bảo rằng bạn sẽ ngăn chặn triệt để ung thư. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc, kể cả dứa, là một cách tốt để giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn khóm có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa? Giống với hầu hết các loại trái cây, thơm cũng là nguồn cung cấp chất xơ phong phú. Tuy nhiên, thơm rất đặc biệt vì chúng chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.

Thơm còn có thể bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe bao gồm táo bón, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch, đông máu và bệnh về huyết áp. Chất xơ có thể tăng lượng phân, giúp thúc đẩy quá trình thức ăn đi qua đường tiêu hóa ở mức bình thường và cũng kích thích sự giải phóng các chất tiêu hóa để giúp hòa tan thực phẩm. Hơn nữa, ăn thơm có thể giúp bạn hạn chế phân lỏng, giúp giảm tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Chất xơ cũng giúp làm sạch mạch máu, loại bỏ cholesterol dư thừa, do đó tăng cường sức khỏe tim mạch.

6. Điều trị bệnh ho và cảm lạnh

tác dụng của nước ép dứa
Lợi ích của quả thơm giúp bạn điều trị ho và cảm lạnh

Vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một loại enzyme đặc biệt có trong thơm, bromelain, cũng có khả năng giảm đờm và chất nhầy trong đường hô hấp và các xoang.

7. Tăng cường sức khỏe của xương

Mặc dù không được biết đến nhiều như một nguồn trái cây giàu canxi, nhưng thơm chứa lượng lớn mangan. Mangan là một khoáng chất vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sự chắc khỏe, tăng trưởng và phục hồi của xương.

8. Tác dụng của trái thơm tốt cho sức khỏe răng miệng

Ăn trái thơm có tác dụng gì? Ngoài việc chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư miệng, thơm cũng có khả năng giúp răng lợi khỏe mạnh. Thơm thường được xem như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị răng bị lung lay và giúp nướu răng chắc khỏe hơn.

9. Ăn dứa có tốt không? Tốt cho sức khỏe của mắt

Thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất đối với con người. Trong khi đó, thơm có thể tăng cường sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác. Chất beta-carotene trong quả thơm có thể giúp trì hoãn thoái hóa bạch cầu, căn bệnh ảnh hưởng đến thị lực của rất nhiều người lớn tuổi.

Vì vậy, bạn nên khuyên cha mẹ hoặc ông bà ăn nhiều thơm và nhiều loại trái cây khác để cung cấp đủ lượng beta-carotene vào cơ thể, giữ cho thị lực luôn khỏe mạnh.

10. Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp

Ăn dứa có tác dụng gì? 15 công dụng của trái thơm khiến bạn bất ngờ
Lợi ích của quả thơm: Điều trị các bệnh về huyết áp

Thơm là một nguồn trái cây có nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, nếu thiếu kali, cơ thể bạn có thể sẽ bị đe dọa bởi một loạt các mối nguy cho sức khỏe.

Ăn dứa có tác dụng gì? Một trong những chức năng quan trọng nhất của kali là làm giãn mạch, có nghĩa là làm giảm căng thẳng, áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Khi mạch máu giãn ra, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm và quá trình lưu thông máu ít bị hạn chế. Điều này có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và mạch máu. Do đó, không có gì nghi ngờ khi thơm có thể giúp bạn và người thân ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

SHARE
Previous articleBánh ích – Món ăn truyền thống của người dân xứ Thanh
Next articleLá cách: Tác dụng không ngờ từ loại rau quen thuộc
Họ tên đầy đủ: Xin chào mình là Lan Hương. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp khoa Báo chí trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Hai năm kinh nghiệm viết bài về ẩm thực, món ngon. Kinh nghiệm làm việc: Từ nhỏ mình đã có niềm đam mê với ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực của Việt Nam. Mình luôn luôn nói đến và tìm kiếm liên hệ giữa mình và các món ăn, các làm và lưu lại các công thức làm món ăn. Mình là một biên tập viên của Món ngon vùng miền. Mình muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân qua một thời gian dài tìm hiểu để truyền tải những giá trị tốt đẹp và tích cực giúp mọi người. Các bạn có thể kết nối thêm với mình tại: lanhuong@monngonvungmien.net